Khi mở thẻ, ngân hàng sẽ quy định một mức tín dụng giới hạn nhất định cho mỗi chủ thẻ? Hạn mức tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu mà còn tác động đến điểm tín dụng và tài chính cá nhân của mỗi người. Chúng ta cùng khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.

1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Đây chính là số tiền tối đa mà một ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép khách hàng chi tiêu thông qua thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cũng được xem như là một “khoản tạm ứng chi tiêu” mà ngân hàng tin tưởng cấp cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một chu kỳ thanh toán. Nó được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian dựa trên tình hình tài chính của khách hàng.
Khi bạn mua sắm, thanh toán hoặc rút tiền mặt, các khoản chi này sẽ trừ dần vào hạn mức bạn được cấp. Qua đó, giúp người tiêu dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch mà không cần mang theo tiền mặt. Nhưng đồng thời cũng cần kiểm soát chi tiêu để tránh vượt hạn mức, gây ra phí phạt hoặc giảm điểm tín dụng.
Ví dụ: Nếu bạn được cấp hạn mức tín dụng là 50 triệu đồng, bạn có thể chi tiêu tối đa 50 triệu đồng từ thẻ tín dụng của mình. Nếu chi tiêu quá hạn mức, bạn sẽ bị tính phí hoặc lãi suất cao hơn cho khoản tiền vượt mức đó. Một số ngân hàng không tính phí nếu bạn hoàn trả khoản chi tiêu vượt mức trước khi họ ra sao kê.

Các dòng thẻ tín dụng có nhiều ưu đãi đang được quan tâm:
2. Hạn mức tín dụng được xác định dựa vào đâu?
Hạn mức tín dụng không cố định đối với tất cả mọi người mà được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ngân hàng và các tổ chức tài chính xem xét nhiều thông số để đưa ra quyết định về hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Những yếu tố chính bao gồm:
2.1. Thu nhập hàng tháng
Đây là yếu tố quan trọng nhất, thường chiếm trọng số khá cao trong các tiêu chí đánh giá. Ngân hàng thường cấp hạn mức từ 2 – 5 lần thu nhập hàng tháng của khách hàng. Thu nhập càng cao và ổn định, khả năng được cấp hạn mức cao càng lớn. Bởi vì ngân hàng tin rằng những người này có đủ khả năng chi trả và xử lý các khoản nợ.
2.2. Lịch sử tín dụng
Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến hạn mức tín dụng được cấp. Lịch sử tín dụng của các cá nhân sẽ có trên hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia-CIC. Thông thường, các tổ chức tài chính sẽ dựa vào:
- Lịch sử thanh toán các khoản vay trước đây.
- Điểm tín dụng tại CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia).
- Các khoản nợ xấu nếu có.
- Thời gian sử dụng các sản phẩm tín dụng.
Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt, tức là bạn luôn thanh toán đúng hạn và không có nợ xấu, ngân hàng sẽ tin tưởng hơn và có thể cấp cho bạn hạn mức cao hơn. Ngược lại, nếu bạn có những khoản nợ chưa thanh toán hoặc thường xuyên trễ hạn, ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi cấp tín dụng cho bạn.
2.3. Các khoản vay, các khoản nợ
Để xác định hạn mức tín dụng là gì, ngân hàng sẽ đánh giá:
- Mục đích sử dụng vốn.
- Kế hoạch chi tiêu và trả nợ.
- Tính khả thi của phương án.
Nghĩa là, nếu bạn đang có các khoản vay khác như vay mua nhà, mua ô tô, hoặc vay tín chấp, ngân hàng sẽ tính toán khả năng thanh toán của bạn dựa trên tổng số tiền vay đang có. Việc vay nhiều khoản cùng lúc sẽ làm giảm khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao. Bởi nó dựa vào rủi ro bạn không trả nợ đầy đủ sẽ cao hơn.
2.4. Tài sản bạn đang sở hữu
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều tài sản có giá trị như:
- Bất động sản.
- Phương tiện đi lại.
- Tài khoản tiết kiệm.
- Các khoản đầu tư khác.
Lúc này, ngân hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi cấp cho bạn hạn mức tín dụng cao. Bởi nó có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn.
2.5. Việc làm và thu nhập
Một số ngân hàng cũng sẽ xem xét về:
- Tính ổn định của công việc, công ty, ngành nghề.
- Vị trí công việc.
- Thâm niên làm việc.
- Triển vọng phát triển nghề nghiệp.
Những người làm việc ổn định, có thu nhập cao và đảm bảo lâu dài, thường sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn. Chẳng hạn như cán bộ công chức hoặc quản lý cấp cao. Điều này xuất phát từ việc họ được xem là ít rủi ro tín dụng hơn.
3. Cách kiểm tra hạn mức khả dụng trong thẻ tín dụng
Đầu tiên, bạn nên hiểu rõ định nghĩa hạn mức khả dụng thẻ tín dụng là gì? Nó là số tiền còn lại mà bạn có thể sử dụng trong thẻ, sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu hoặc rút tiền trước đó. Cho nên, việc kiểm tra hạn mức sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính để quản lý chi tiêu một cách hợp lý.
3.1. Sử dụng Mobile banking/ Internet banking
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ Mobile banking hoặc Internet banking. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng ngân hàng. Bước 2: Vào mục Quản lý thẻ. Bước 3: Xem thông tin hạn mức khả dụng. Bước 4: Kiểm tra lịch sử giao dịch.
Sau đó, bạn có thể dễ dàng xem thông tin chi tiết về hạn mức còn lại, lịch sử giao dịch, và các thông tin khác liên quan đến thẻ tín dụng của mình.
3.2. Gọi cho ngân hàng
Một cách khác cũng nhanh chóng và tiện lợi không kém là gọi đến số hotline của ngân hàng. Hầu hết các tổ chức tài chính đều có tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/7 và sẵn sàng cung cấp các thông tin theo quy định. Dưới đây là các bước tham khảo:
Bước 1: Cung cấp thông tin xác thực. Ví dụ: số thẻ, số CCCD, hoặc các thông tin bảo mật khác để đảm bảo an toàn cho giao dịch.
Bước 2: Yêu cầu kiểm tra hạn mức.
Bước 3: Được tư vấn chi tiết về tình trạng thẻ.
Lưu ý rằng, bạn nên tham khảo rõ số tổng đài để tránh các tình trạng lộ thông tin thẻ tín dụng.
3.3. Kiểm tra tại quầy giao dịch
Nếu bạn không quen sử dụng các dịch vụ trực tuyến hoặc muốn được hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên ngân hàng, bạn có thể đến bất kỳ chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng để yêu thực hiện.
Bước 1: Mang theo CCCD/CMND và thẻ tín dụng.
Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và tư vấn.
Bước 3: Có thể yêu cầu điều chỉnh hạn mức.
3.4. Kiểm tra tại cây ATM
Bên cạnh đó, một số cây ATM cũng cho phép bạn kiểm tra thông tin hạn mức tín dụng là gì. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây ATM đều có chức năng này. Và trong một số trường hợp, bạn chỉ có thể kiểm tra qua cây ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ.
Bước 1: Tra thẻ vào máy ATM.
Bước 2: Chọn chức năng kiểm tra số dư. Bước 3: Xem thông tin hạn mức khả dụng
Lời kết
Việc hiểu hạn mức tín dụng là gì sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, từ việc tăng khả năng chi tiêu đến kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu. Hiểu rõ cách thay đổi và kiểm soát nó sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của thẻ tín dụng mà vẫn giữ được sự an toàn về tài chính, phục vụ hiệu quả cho cuộc sống của bạn.
Mọi người đang quan tâm:
